Phương pháp phân tích SWOT và ứng dụng của nó trong truyền thông tiếp thị

Phương pháp phân tích SWOT và ứng dụng của nó trong truyền thông tiếp thị

Phương pháp phân tích SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích SWOT là một trong 5 bước tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược.

phuong phap phan tich swot (4)Phương pháp phân tích SWOT hiện nay cũng là một phần vô cùng quan trọng của các chiến dịch truyền thông tiếp thị. Phương pháp phân tích SWOT đã và đang được các nhà truyền thông vận dụng như một công cụ chiến lược cho việc lên các kế hoạch truyền thông quảng cáo, Marketing cho sản phẩm, dịch vụ cũng như xây dựng và phát triển, quảng bá hình ảnh thương hiệu của các công ty, doanh nghiệp.

Đối với các chiến dịch truyền thông tiếp thị cho sản phẩm, phương pháp phân tích SWOT sẽ được tiến hành như sau: Việc xây dựng 1 kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải phân tích, đưa ra các cách đánh giá khách quan của bản thân về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của sản phẩm, dịch vụ cần truyền thông tiếp thị.

phuong phap phan tich swot (2)

  1. Strengths – Điểm mạnh

Việc xác định điểm mạnh của sản phẩm, dịch vụ truyền thông tiếp thị là vô cùng cần thiết. Bạn cần hiểu những thế mạnh của mình để có thể lên kế hoạch và thực hiện chiến dịch một cách hiệu quả nhất. Câu hỏi đặt ra khi phân tích điểm mạnh đó là:

  • Sản phẩm của bạn có ưu điểm gì nổi bật so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh ?
  • Giá sản phẩm của bạn có rẻ hơn so thị trường ?
  • Các kênh quảng cáo online của bạn có ưu điểm gì ?
  • Khách hàng mua hàng của bạn có dễ dàng hay không ?
  • Dịch vụ hỗ trợ bán hàng của bạn có điểm mạnh gì ?
  • Kênh bán hàng online mà bạn đang thấy hiệu quả nhất là kênh nào ?
  • Lưu lượng tiền mặt của bạn có lớn hơn so với nhiều đối thủ khác hay không ? …
  1. Weaknesses – Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh, sản phẩm, dịch vụ cần truyền thông tiếp thị vẫn có những mặt hạn chế nhất định.  Công việc của bạn đó là tìm hiểu những điểm yếu đó để có thể hạn chế nó một cách tối đa nhất. Các bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:

phuong phap phan tich swot (3)

  • Sản phẩm của bạn có nhược điểm gì so với đối thủ?
  • Giá bán sản phẩm của có có đắt hơn so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường?
  • Kênh quảng cáo online mà bạn đang sử dụng có thực sự đang bán hàng hiệu quả?
  • Dịch vụ hỗ trợ bán hàng cho khách hàng đã thực sự nhanh và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng?
  • Tại sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm của đối thủ thay vì sản phẩm của bên bạn?
  • Chương trình quảng cáo trước đó có hiệu quả hay không?

Từ đó, đưa ra những giải pháp tích cực nhất để hạn chế những nhược điểm đó nhằm tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

  1. Opportunities – Cơ hội
  • Đối thủ của bạn đã biết vận dụng kênh quảng cáo online để bán hàng hiệu quả hay chưa ?
  • Bạn có cơ hội gì khi sử dụng các công cụ quảng cáo như Google, Facebook, báo điện tử …?
  • Chi phí quảng cáo online có rẻ hơn quảng cáo truyền thống bao nhiêu ?
  • Bạn có tiếp cận được những khách hàng mua hàng tiềm năng mà các công cụ quảng cáo offline không tiếp cận được ?
  • Các công cụ quảng cáo online có giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng và bao quát hơn không ?

Đó là những điều bạn cần phải tìm hiểu để có thể phát triển, mở rộng hơn nữa cơ hội truyền thông tiếp thị, quảng bá sản phẩm, dịch vụ cũng như xây dựng hình ảnh thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích SWOT

  1. Thách thức – Threat

Để xác định được những thách thức đặt ra cho chiến lược truyền thông tiếp thị của bạn, bạn cần phải đặt ra câu hỏi và tự trả lời nó bằng những đánh giá khách quan nhất của mình.

  • Cuộc khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng khi mua sản phẩm của bạn hay không ?
  • Chi phí quảng cáo bạn bỏ ra có thu lại hòa vốn với số sản phẩm bạn bán được hay không ?
  • Khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới có chính xác là khách hàng tiềm năng mua sản phẩm của bạn hay không ?
  • Phân khúc thị trường bạn đặt ra có thực sự đúng với những gì sản phẩm bạn mang lại cho họ ?

Hãy lấy những thách thức đó làm động lực để truyền thông tiếp thị một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: xây dựng thương hiệu, phát triển thương hiệu, quy trình xây dựng thương hiệu