Phương pháp sáng tạo Concept Marketing
Trong lĩnh vực Marketing, thuật ngữ Concept đã không còn xa lạ đối với các Marketers. Người ta cho rằng “Concept là cốt lõi của một tác phẩm sáng tạo. Là gốc rễ, từ đó vươn cành ra những thứ xung quanh. Cái tài của người sáng tạo là giữ cho concept vững vàng, hấp dẫn từ đầu cho đến cuối tác phẩm của mình”. Marketing thừa nhận các Concept là những ý tưởng chủ đạo để từ concept đó có thể triển khai các nội dung truyền thông Marketing khác nhau nhằm thu được hiệu quả truyền thông tích cực và chuyên nghiệp.
Có muôn vàn các Concept khác nhau. Sự tạo nên các Concept Marketing đòi hỏi Marketers phải có khả năng tư duy và bộ óc sáng tạo để có thể tạo dấu ấn cá nhân mà tránh lặp lại các Concept cũ. “Có những đoạn phim phức tạp, tốn kém hay sử dụng những hình ảnh ấn tượng, bất thường, được dàn dựng rất công phu chỉ để nói lên concept được gói gọn trong 1 từ, hay 1 ý nghĩa đơn giản và gần gũi. Nhưng 1 concept thì có thể được thể hiện bằng hàng trăm cách khác nhau. Nói cách khác, khi ta có được 1 concept, ta có thể phát triển ra hàng trăm execution khác nhau là cái thành phẩm hoàn chỉnh mà ta tung ra trước người tiêu dùng.” Concept đặc biệt sẽ tạo nên thành công cho các chiến dịch Marketing và đem lại những hiệu quả tích cực khi bạn muốn gây ấn tượng với khách hàng.
Làm sao để có một concept tốt và sáng tạo?
Đối với chiến dịch Marketing, việc xác định mục tiêu chiến dịch, đối tượng của chiến dịch, nội dung cũng như thông điệp của chiến dịch là vô cùng cần thiết. Dựa trên nền tảng những yếu tố này mà bạn có thể suy nghĩ và đưa ra những concept phù hợp nhất.
Một concept tốt phải đảm bảo được cả 5 yếu tố: S = Specific (rõ ràng), M = Measurable (vừa phải), A = Attactive (hấp dẫn), R = Relevant (gần gũi), T = Timing (đúng lúc). Để có thể tạo nên một concept chất lượng và kiểm tra một concept có tốt và phù hợp không, bạn có thể kiểm tra thông qua các câu hỏi sau:
- Concept có phản ánh đúng chiến lược bạn đang theo đuổi?
- Concept có đủ mạnh để gây chú ý, đủ hấp dẫn để mời gọi, đủ độ tin cậy?
- Concept muốn nói gì, thông điệp có đơn giản, dễ dàng ghi nhớ?
- Concept có sự khác biệt nào, dù nhỏ, so với đối thủ cạnh tranh?
- Concept có thuyết phục để đánh gục người tiêu dùng?
- Concept có tốn nhiều tiền khi triển khai, có dễ dàng thực hiện ở nhiều phương tiện truyền thông khác nhau?
- Concept có thể được viết gói gọn trong phạm vi một con tem, hay chỉ mất 10 giây trình bày cũng hiểu?
- Concept có làm bạn ngạc nhiên, có tạo hiệu ứng tích cực đối với công chúng hay không, có dễ hiểu hay không?
Chúc các bạn có thể tạo nên những Concept Marketing sáng tạo và độc đáo!
Xem thêm: xây dựng thương hiệu, phát triển thương hiệu, quy trình xây dựng thương hiệu