Phát triển thương hiệu

Phát triển thương hiệu

Phát triển thương hiệu

Không một đơn vị nào có thể thành công dễ dàng nếu phó mặc cho thương hiệu phát triển tự nhiên trên thị trường cho dù ý tưởng của bạn tốt thế nào, thành phẩm ưng ý ra sao đi nữa. Ông cha ta đã dạy “ Thương trường như chiến trường”, chỉ cần chậm chân một ngày so với đối thủ, ta sẽ thiệt thòi gấp đôi. Do đó, một chiến lược phát triển thương hiệu là điều cần thiết cho mỗi công ty, doanh nghiệp.

Phát triển thương hiệu ở đây có thể hiểu rõ hơn là tăng độ nhận biết của doanh nghiệp, thương hiệu bạn đến với khách hàng, cụ thể là tăng khả năng hiển thị website của bạn khi khách hàng thực hiện tìm kiếm một từ khóa có liên quan tới sản phẩm hay thương hiệu của bạn. Nó là một quá trình lâu dài với một chiến lược mạnh mẽ cùng quy trình thực hiện hiệu quả, đưa thương hiệu của bạn dần trở thành “tốt nhất trong những cái tốt”.

phat-trien-thuong-hieu-4

Sau khi sáng tạo và thiết kế hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu cũng như hoàn thành các thủ tục nghiên cứu thị trường cơ bản, các chủ đơn vị sẽ tiến hành giới thiệu và mở rộng mức độ nhận biết, tầm ảnh hưởng của thương hiệu tới công chúng. Giai đoạn đầu tiên khi vừa xuất hiện đóng vai trò rất quan trọng, làm tiền đề cho mọi hoạt động sau này. Tiếp sau đó, khi mà các chiến dịch được lên kế hoạch chi tiết thì bắt đầu triển khai cụ thể, khoa học và linh hoạt cho từng giai đoạn, giúp thương hiệu phát triển đi lên nhanh chóng, bền vững và hiệu quả.

Cụ thể, có thể chia các bước tiến hành cho quá trình phát triển thương hiệu như sau:

  1. Đánh giá cơ hội phát triển khi thương hiệu xuất hiện

phat-trien-thuong-hieu-1

  • Lập kế hoạch xây dựng thương hiệu
  • Nhận định được vấn đề của khách hàng
  • Sàng lọc các ý tưởng
  • Kiểm định sản phẩm/ dịch vụ dựa trên kế hoạch
  • Tối ưu hóa hỗn hợp tiếp thị
  • Đánh giá sự liên kết đối với một thương hiệu
  • Theo dõi chất lượng dịch vụ, sản phẩm sau khi đưa ra thị trường
  1. Phân tích và xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu

phat-trien-thuong-hieu-3

  • Quảng cáo
  • Tiếp thị trực tiếp hoặc qua mail, các ấn phẩm quảng cáo
  • Các buổi triển lãm, hội chợ, tổ chức sự kiện
  • Các chương trình khuyến mại
  • Quan hệ với công chúng
  • Sự tài trợ/hợp tác thương hiệu hay liên doanh
  1. Theo dõi năng lực thực hiện (hiệu suất) và giá trị thương hiệu

Phát triển thương hiệu

  • Theo dõi tài sản thương hiệu của bạn
  • Cân nhắc việc phát triển một thẻ ghi kết quả kinh doanh
  • Xác định các sự kiện và nhu cầu mang tính tương lai
  • Theo dõi hiệu quả của danh mục đầu tư vào sản phẩm của bạn
  • Theo dõi hiệu quả dịch vụ
  • Theo dõi hiệu quả truyền thông
  • Theo dõi hiệu quả của bao bì, giấy gói
  • Theo dõi hiệu quả của chiến lược về giá
  • Theo dõi hiệu quả của những thiết kế được lưu trữ

Có thể nói thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình, tác động đến sự thành- bại của hoạt động kinh doanh. Do đó, mỗi đơn vị cần đầu tư nhiều thời gian, công sức để có những kế hoạch vụ thể xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp mình.

Xem thêm: thiết kế logo, thiết kế card visit